Trường THPT Thạnh Lộc

Tổ Thể dục

Thể dục khối 10 tuần 8 (tiết 15-16)

Thể dục khối 10 tuần 8 (tiết 15-16)

Thể dục
Bài lý thuyết (tiếp theo) Cầu lông (Cách cầm vợt, cầu, tư thế đứng)

MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT – TUẦN 8 (TIẾT 15-16)

BÀI LÝ THUYẾT: (TIẾP THEO) (TIẾT 15)

I. Tập luyện TDTT và sử dụng các yếu tố thiên nhiên để rèn luyện sức khỏe (tt).

2. Sử dụng các yếu tố thiên nhiên và vệ simh môi trường để rèn luyện sức khỏe.

* Rèn luyện sức khỏe bằng không khí: Là 1 phương pháp đơn giản hiệu quả mà bất cứ ai cũng có thể làm được không đòi hỏi cơ sở vật chất.

- Rèn luyện sức khỏe bằng không khí (tắm không khí) thường xuyên làm cơ thể thích ứng với sự thay đổi của thời tiết: cảm lạnh, say nắng, cảm gió…Vì vậy phải rèn luyện cơ thể thích ứng với sự thay đổi của thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, gió)

- Phương pháp:

+ Thực hiện ở những nơi có không khí trong lành không nắng chói, không gió lùa

(9 giờ mùa đông, sáng sớm mùa hè).

+ Thời gan đầu 10 – 15 phút sau tăng lên 30 – 40 phút.

+ Mùa đông nên vận động làm nóng cơ thể.

+ Khi rèn luyện nếu có cảm giác nổi gai ốc, rét run cần dừng lại, tránh tắm những ngày mưa phùn, những ngày gió mùa đông bắc.

* Rèn luyện sức khỏe bằng nước:

- Chủ yếu là nước lạnh, nhất là vào mùa đông: Làm quen dần với nước lạnh. Mới tập nên sử dụng nước ấm (25 – 280) sau đó sử dụng t0 thấp (nước lạnh 14 - 150).

- Nên rèn luyện từ mùa hè để quen dần và tiến hành vào sáng sớm sau giờ tập TDVS buổi sáng.

- Nếu có điều kiện có thể tập bơi.

Chú ý: Sau khi tập luyện TDTT nặng không nên tắm ngay (nếu sau khi thi đấu hoặc tập TDTT nặng thì tắm nước ấm)

* Rèn luyện sức khỏe bằng ánh nắng (tắm nắng):

- Nên bắt đầu vào lúc mặt trời không chiếu gay gắt, mùa hè 7-8 giờ hoặc sau 16 giờ và trước khi ăn hoặc sau khi ăn 1h30 phút. Thời gian bắt đầu tắm 5 – 10 phút sau đó tăng dần theo ngày …30 – 40 phút. Sau 5 – 10 phút nên thay đổi tư thế nằm.

- Chú ý: Không tắm nắng khi cơ thể yếu, không nên tắm quá nhiều thời gian, những người ốm lâu ngày phải tuân thủ chỉ dẫn của Bác sỹ.

II. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh tập luyện và vệ sinh môi trường.

1/ Vệ sinh cá nhân: Trang phục gọn gàng, phù hợp với học sinh, khi tập luyện TDTT phải có giày tập, trang phục TDTT.

2/ Vệ sinh tập luyện: Nơi tập luyện phải sạch sẽ, không khí trong lành, kiểm tra dụng cụ tập luyện trước giờ tập, tập luyện ở những nơi thoáng khí, có ánh sáng, nhiệt độ thích hợp.

3/ Vệ sinh môi trường: Thường xuyên tổ chức vệ sinh trường, lớp, môi trường xung quanh như vệ sinh cống rãnh thoát nước, cỏ dại, gạch đá. Đảm bảo lớp học sạch sẽ, hợp vệ sinh.

CÂU HỎI

Câu 8: Hãy trình bày môi trường các em đang sống?

+ Không khí

+ Nhiệt độ

+Độ ô nhiễm…

Câu 9: Vì sao phải rèn luyện sức khỏe bằng không khí ?

Câu 10: Tác dụng của nước lạnh đối với cơ thể khi rèn luyện (tắm) thường xuyên?

Câu 11: Vì sao sau khi tập luyện nặng không nên tắm nước lạnh?

Câu 12: Tác dụng của tắm nắng đối với cơ thể con người?

Câu 13: Vì sao không tắm nắng khi nhiệt độ cao?

Câu 14: Vì sao phải kiểm tra dụng cụ tập luyện trước buổi tập?

Câu 15: Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe con người?

CẦU LÔNG (TIẾT 16)

1/ Giới thiệu vợt cầu lông:

Description: Thành phần vợt cầu lông

Giới thiệu trái cầu lông:

Description: Kỹ thuật đánh cầu lông 2 nhịp hiệu quả cao – Yêu Cầu Lông

2/ Cách cầm vợt cầu lông:

a) Thuận tay:

- Cách cầm vợt cầu lông thuận tay thì đầu tiên chúng ta phải cầm và nghiêng mặt vợt vuông góc 90 độ với mặt đất, sau đó để lòng bàn tay nắm cán vợt ở khoảng giữa giống như đang bắt tay.

- Khép các ngón tay ôm nhẹ quanh cán vợt, ngón cái đặt tựa trên cán vợt, đầu ngón cái hướng thẳng về cán vợt, các ngón trỏ và ngón giữa đặt sao cho cảm giác thoải mái nhất.

 

- Nếu cầm vợt đúng, giữa ngón trỏ và ngón cái sẽ tạo nên một gốc chữ “V”.

Ngón cái sẽ giúp cố định vợt và tạo lực đánh tốt hơn cũng như sử dụng một cách uyển chuyển hơn. Nếu như đặt ngón cái không sẽ khiến vợt bị văng ra khỏi tay.

b) Trái tay:

- Chúng ta có thể thấy với cách cầm vợt cầu lông khi đánh trái tay thì ngón cái sẽ có phương trùng với thân vợt, khi ngón cái được đặt như vậy thì việc đánh trái tay sẽ chính xác và có lực hơn rất nhiều so với việc chúng ta cầm vợt một cách tự nhiên.

- Phương pháp cầm vợt cầu lông trái tay giúp bạn có thể đánh cầu ở tầm thấp và tầm cao đều rất linh hoạt và việc điều phối lực cũng sẽ chuẩn xác hơn.

- Thực hiện đúng cách thức cầm vợt cầu lông sẽ giúp cho việc phát cầu tầm thấp, những cú ve cầu hay phông cầu trở lên tinh tế và chuẩn xác nhất.

- Cách cầm vợt cầu lông này theo đúng kỹ thuật đánh cầu lông, ngón cái có vai trò rất quan trọng.

- Đầu tiên, ngón cái được duỗi nhẹ theo cán vợt. Đầu ngón cái đặt lên một cạnh, cho cảm giác ngón cái đẩy cán vợt từ phía sau, chú ý là chỉ đầu ngón cái tựa trên mặt cán vợt, ngón trỏ duỗi nhẹ và ôm theo cán.

- Vì khớp cổ tay bị giới hạn nhiều, do đó nhược điểm của cách cầm vợt này sẽ không tạo ra được nhiều sức mạnh. Tuy nhiên, rất thích hợp cho những pha chụp lưới trái tay.

3/ Cách cầm cầu: có 2 kiểu cầm cầu cơ bản: - Cầm cầu ở phần cách cầu: Dùng 2 ngón tay, ngón trỏ và ngón cái cầm cầu nhẹ ngay phần mềm của cánh cầu, sâu từ 1-2cm các ngón khác để tự nhiên.

– Cầm cầu ở phần đầu của quả cầu: Cũng bằng ngón trỏ và ngón cái cầm ở hai bên gần đầu cầu, ngón giữa đỡ nhẹ phía dưới, các ngón còn lại nối nhau tự nhiên.

Description: https://tuyencaulong2013.files.wordpress.com/2013/03/images1.jpgDescription: Hướng dẫn cách cầm vợt cầu lông đúng chuẩn thi đấu - bcabadminton.org

4/ Tư thế chuẩn bị: (Có 2 tư thế) a) Tư thế tấn công:

.- Đứng chân trước, chân sau. Chân không cùng bên với tay cầm vợt ở phía trước, tay cùng bên với tay cầm vợt ở phía sau.

- Tư thế này được sử dụng trước khi thực hiện các cú đánh cầu cao thuận tay qua đầu.

b) Tư thế phòng thủ:

- Hai chân đứng song song trên nữa trước bàn chân, khỏang cách giữa hai chân rộng bằng vai, gối hơi khuỵu.

- Đây là tư thế giúp bạn phòng vệ trước những cú đập cầu của đối thủ.

Description: CHƠI CẦU LÔNG CÓ TO BẮP TAY KHÔNG. | ĐÁNH CẦU LÔNG - DẠY CẦU LÔNG CƠ BẢN.