Trường THPT Thạnh Lộc

Thông tin - Tin tức

Đáp án Văn khối 12

Đáp án Văn khối 12

Administrator
Kiểm tra tập trung học kỳ 2 năm học 2013 - 2014

 

ĐÁP ÁN VĂN KHỐI 12

 

Câu 1: Tính sử thi được thể hiện:

- Chủ đề mà tác phẩm đặt ra là vấn đề có ý nghĩa sinh tử đối với cách mạng miền Nam lúc đó: phải dùng bạo lực cách mạng để trấn áp bạo lực phản cách mạng.(0,5đ)

- Cuộc đời đầy bi tráng của nhân vật chính Tnu. (0,5đ)

- Bức tranh thiên nhiên được miêu tả tạo nên bối cảnh hùng vĩ, hoành tráng cho câu chuyện.(0,5đ)

- Giọng kể, ngôn ngữ, hình ảnh trang trọng, giàu âm hưởng hào hùng, có sức ngân vang.(0,5đ)

 

Câu 2:

a/ Yêu cầu về kĩ năng:

      Biết cách làm bài văn NLXH. Bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và lỗi ngữ pháp.

b/ Yêu cầu về kiến thức:

      Hs có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau:

+ Giải thích ngắn gọn xuất xứ, ý nghĩa câu thơ của Hồ Chí Minh.

+ Nêu được vấn đề cần nghị luận

+ Con người khi mới sinh ra chưa hình thành nhân cách; nhân cách được hình thành trong quá trình sống, lao động và học tập, trong đó sự giáo dục đóng vai trò quyết định.

+ Vai trò của giáo dục thể hiện ở chỗ: xây đắp, bồi dưỡng cho mỗi người những kiến thức về cuộc sống, những cách ứng xử cao đẹp,…khiến họ trở thành những người công dân tốt.

+ Giáo dục bao gồm: giáo dục trong nhà trường, trong gia đình và trong cuộc sống. Đó là quá trình học tập suốt đời không ngừng nghỉ.

+ Cần đề cao giáo dục, đề cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để rèn luyện bản thân, trở thành những người có ích cho xã hội.

 

Câu 3:

a/ Yêu cầu về kĩ năng:

     Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích hình tượng nghệ thuật trong một tác phẩm truyện. Bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng,diễn đạt tốt; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và lỗi ngữ pháp.

b/ Yêu cầu về kiến thức:

       Trên cơ sở những hiểu biết về truyện ngắnVợ nhặt của Kim Lân, Hs biết phát hiện, phân tích những đặc sắc nghệ thuật để làm rõ hình tượng bà cụ Tứ, một người mẹ nghèo, hiền hậu, thương con, cố gắng làm cho con cái vui vẻ trong cảnh đói kém.

* Về nội dung:

# Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo.

# Bà cụ Tứ thấy con mình bỗng nhiên có vợ thì buồn vui, mừng lo lẫn lộn…

# Nghĩ đến hoàn cảnh gia đình và con trai, bà thấy tủi thân, tủi phận, xót xa thương con đẻ và con dâu. Bà cụ nước mắt ròng ròng.

# Bên cạnh sự lo lắng, thương xót, bà cụ còn có niềm vui mừng . Vui vì người con trai nghèo, quê kệch cũng đã có vợ... Bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau. Tâm trạng đó thể hiện tình cảm chân thành, đôn hậu, giàu tình yêu thương của người mẹ nghèo.

* Về nghệ thuật:

# Tác giả đưa bà cụ Tứ vào tình huống bất ngờ, bỗng nhiên có người gọi là mẹ, bỗng nhiên có con dâu.

# Diễn biến tâm trạng của bà cụ là lo lắng, xót thương, buồn vui lẫn lộn, nhưng cái chính vẫn là hướng đến niềm vui, niềm tin vào tương lai.

# Ngôn ngữ văn xuôi giản dị, chân thành…