KT CẦU LÔNG
(LT 5 CÂU TRẮC NGHIỆM)
I. CẦU LÔNG:
+ KĨ THUẬT GIAO CẦU TRÁI TAY
Vị trí phát cầu có thể ở phía sau đường phát cầu gần khoảng 10 – 50cm và gần với đường trung tâm. Cũng có thể sau vạch phát cầu gần và gần đường biên dọc. Người phát cầu đứng mặt hướng về lưới. Vị trí hai bàn chân đứng tách trước sau (chân trái hoặc chân phải ở trước đều có thể được). Thân người hơi lao ra trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân trước, tay phải co khủyu, sử dụng cách cầm vợt trái tay và đưa vợt ngang ra ở khoảng ngang thắt lưng, mặt vợt ở dưới cạnh bên trái cơ thể. Tay trái, ngón tay cái và ngón tay trỏ giữ chắc 2 đến 3 chiếc lông của cầu , núm cầu chúc xuống. Thân cầu đối diện thẳng với mặt trước của vợt.
Khi đánh cầu, cẳng tay kéo theo cổ tay cắt đẩy ngang ra trước làm cho đường bay vòng cung của cầu hơi cao hơn mép trên của lưới và rơi vào khu vực gần đường phát cầu gần .
-Người phát cầu đứng ở vị trí khu vực phát cầu gần đường trung tâm, cách đường phát cầu gần khoảng 1m, thân người ở tư thế: vai trái hướng đối diện với lưới. Chân trái phía trước, mũi bàn chân hướng về lưới. Chân phải ở phía sau mũi bàn chân hơi hướng về bên phải, khoảng cách giữa hai bàn chân rộng bằng vai. Trọng tâm của cơ thể dồn lên chân phải. Khi chuẩn bị phát cầu, tay phải cầm vợt cầu lông đưa lên ở phía sau bên phải, khủyu tay hơi co, tay trái ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa kẹp chặt cánh cầu, đưa ra phía trước bên phải bụng. Sau đó tay trái thả buông quả cầu , tay phải vung vợt đánh cầu. Khi đánh cầu trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải lên chân trái.
– Khi thực hiện phát cầu cao sâu, thì lúc cầu rơi xuống do tay trái buông cầu, tay phải thực hiện chuyển vợt bắt đầu từ cánh tay kéo theo cẳng tay ở phía sau bên phải vung vợt men theo cơ thể lên phía trên đằng trước bên trái. Khi tay phải đã duỗi thẳng ra phía dưới đằng trước, cùng lúc với cầu rơi tới là thời điểm tốt nhất để tiếp xúc đánh cầu, lúc này, người phát cầm chặt vợt, đồng thời lợi dụng sức mạnh của gập cổ tay tạo phát lực đánh cầu ra trước và lên trên. Sau đó vung vợt theo đà lên trên sang trái để hoãn sung .
+ TTCB: Chân không cùng bên với tay cầm vợt ở phía trước, chân kia ở phía sau, đứng trên nửa trước bàn chân trước, hơi khuỵa gối, lưng cong tự nhiên, mặt vợt cao ngang trán, tay kia co tự nhiên.
+ Động tác: Khi thấy cầu bay cao trên đầu thì thân trên nhanh chóng quay sang phải, trọng tâm chuyển từ chân trước về chân sau. Tay cầm vợt đưa từ trước- lên cao- ra sau, mặt vợt chúc xuống, vai trái cao đối diện với hướng đập cầu, vai cầm vợt thấp hơn ở phía sau. Sau đó đạp mạnh mũi chân, duỗi thẳng khớp gối xoay hông lật vai, toàn thân ưỡn căng ở tư thế hình cánh cung. Tay cầm vợt đưa từ sau- lên trên- ra trước, khi tiếp cầu là cơ thể vươn cao hết mức. Điểm tiếp xúc cầu ở phía trên đầu hơi chết về trước cách 1 tầm tay cộng với độ dài vợt. Mặt vợt khi tiếp xúc với cầu hơi úp và hướng về hướng đập cầu.
- Quá trình thực hiện động tác trọng tâm chuyển từ chân sau ra chân trước , đồng thời gập nhanh thân người và gập cổ tay để phối hợp lực đập. Sau khi tiếp xúc cầu, vợt theo đà quán tính đi từ trên- xuống dưới- sang tay k cầm vợt. Nếu thân người lao về trước thì nhanh chóng bước chân của tay cầm vợt lên trước một bước để giữ thăng bằng rồi nhanh chóng trở về TTCB để đánh quả tiếp theo
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
- CÂU 1: VĐV NÀO ĐƯỢC GIAO CẦU BẮT ĐẦU SET 2?
A/ VĐV THẮNG SET 1 B/ VĐV THUA Ở SET 1
- CÂU 2: ĐIỂM 1 SET TRONG THI ĐẤU CL LÀ BAO NHIÊU?
A/ 20 B/ 21 C/ 24 D/ 25
- CÂU 3: VĐV A ĐÁNH TRÚNG CẦU BẰNG CÁNG VỢT QUA SÂN ĐỐI PHƯƠNG CÓ ĐƯỢC TÍNH ĐIỂM CHO VĐV A HAY KHÔNG?
A/ ĐƯỢC B/ KHÔNG ĐƯỢC
- CÂU 4: TRONG ĐÁNH ĐÔI KHI VĐV BÊN A GIAO CẦU LỘN Ô VÀ LỘN NGƯỜI ĐỠ CẦU NHƯNG BÊN B VẪN ĐỠ CẦU VẬY ĐIỂM ĐƯỢC TÍNH CHO BÊN NÀO?
A/ BÊN A B/ BÊN B
- CÂU 5: TRONG LÚC ĐANG THI ĐẤU VĐV ĐƯỢC PHÉP ĐỔI VỢT HAY KHÔNG?
A/ ĐƯỢC B/ KHÔNG ĐƯỢC