Trường THPT Thạnh Lộc

Tổ Thể dục

Thể dục khối 10 tuần 2 (tiết 3-4)

Thể dục khối 10 tuần 2 (tiết 3-4)

Thể dục
TDNĐ (động tác 4-5-6). Chạy ngắn - chạy bền.

MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT – TUẦN 2 (TIẾT 3-4)

 

(TIẾT 3)

THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU

(Học động 4-5-6)

 

Động tác 4: Di chuyển tiến, lùi (2x 8 nhịp)(SGK trang 35)

* Tập phối hợp chân và tay (2x 8 nhịp)

 

Động tác 5: Động tác phối hợp (2x 8 nhịp) (SGK trang 35)

* Tập phối hợp chân và tay (2x 8 nhịp)

 

* Tập liên kết động tác 4, 5

4/ Di chuyển tiến, lùi (2x 8 nhịp)

5/ Động tác phối hợp (2x 8 nhịp)

 

Động tác 6: Bật nhảy (2x 8 nhịp) (SGK trang 36)

 

 

* Tập phối hợp chân và tay (2x 8 nhịp)

 

* Tập liên kết động tác 4, 5,6

4/ Di chuyển tiến, lùi (2x 8 nhịp)

5/ Động tác phối hợp (2x 8 nhịp)

6/ Bật nhảy (2x 8 nhịp)

* Tập liên kết động tác 1,2,3,4,5,6

1/ Giậm chân tại chỗ (2x 8 nhịp)
2/ Tay, chân kết hợp với di chuyển (2x 8 nhịp)
3/ Tay, ngực di chuyển sang ngang (2x 8 nhịp)
4/ Di chuyển tiến, lùi (2x 8 nhịp)
5/ Động tác phối hợp (2x 8 nhịp)
6/ Bật nhảy (2x 8 nhịp)

 

CHẠY NGẮN – CHẠY BỀN (TIẾT 4)

 

  1. Chạy ngắn:

10 Động tác Khởi động:

1/ Xoay cổ tay - cổ chân,

2/ Đánh tay cao thấp,

3/ Tay - ngực,

4/ Tay này chạm mũi chân kia,

5/ Xoay khớp gối,

6/ Gập gối,

7/ Ép dọc,

8/ Chạy bước nhỏ,

9/ Chạy nâng cao đùi,

10/ Chạy gót chạm mông.

1/ Cách sử dụng bàn đạp (Lý thuyết).

Description: KỸ THUẬT ĐÓNG BÀN ĐẠP TRONG CHẠY NGẮN - Thể dục 7 - Đoàn Khoa Vịnh - Phòng  Giáo dục trung học

 

Bàn đạp là một dụng cụ cần thiết trong môn chạy cự ly ngắn. Bố trí bàn đạp chạy ngắn sao cho phù hợp với đặc điểm và trình độ người tập. Thông thường có các cách bố trí bàn đạp sau:

1/ Cách phổ thông: Bàn đạp trước được đặt sau vạch xuất phát từ 1 - 1,5 độ dài bàn chân. Bàn đạp sau được đặt cách bàn đạp trước một khoảng bằng với độ dài cẳng chân (bằng gần 2 bàn chân người chạy);

2/ Cách xa: 2 bàn đạp được đặt xa vạch xuất phát hơn. Cụ thể, bàn đạp trước đặt sau vạch xuất phát khoảng gần 2 bàn chân, bàn đạp sau cách bàn đạp trước 1 bàn chân hoặc gần hơn. Đây là cách bố trí bàn đạp phù hợp với người cao, sức mạnh chân và tay trung bình;

3/ Cách gần: 2 bàn đạp được đặt ở vị trí gần vạch xuất phát hơn. Bàn đạp trước cách vạch xuất phát khoảng 1 bàn chân hoặc gần hơn, bàn đạp sau đặt cách bàn đạp trước 1 - 1,5 bàn chân. Cách này tận dụng được sức mạnh của cả 2 chân khi xuất phát, giúp người chạy xuất phát nhanh và thường phù hợp với người thấp, chân tay khỏe.

Dù bố trí bàn đạp theo cách nào thì trục dọc của 2 bàn đạp đều phải song song với trục dọc của đường chạy. Khoảng cách giữa 2 bàn đạp theo chiều ngang là khoảng 10 - 15cm. Bàn đạp trước ưu tiên dùng cho chân thuận (chân khỏe hơn). Góc độ của mặt bàn đạp: Góc giữa mặt bàn đạp trước với đường chạy phía sau là 45 - 50°, góc giữa mặt bàn đạp sau với đường chạy phía sau là 60 - 80°. Người có thể lực kém thì có thể sử dụng bàn đạp xa vạch xuất phát với góc độ nhỏ hơn.

  1. Chạy bền:  Chạy tại chỗ 1 phút = chạy 1 vòng sân trường.

CÂU HỎI

Câu 1: Có mấy cách sử dụng bàn đạp?  Kể ra ?

  • File name: 1-GIAO AN THÊ DUC - TUẦN 2 (tiêt 3-4).docx (2.14 Mb)
    Download