Trường THPT Thạnh Lộc

Tổ Thể dục

Thể dục khối 10 tuần 16 (tiết 31-32)

Thể dục khối 10 tuần 16 (tiết 31-32)

Thể dục
I./ Nhảy cao: tập luyện. II./ Cầu lông: Tập luyện, Luật cầu lông. II./ Chạy bền: Nữ chạy 4 phút, Nam chạy 6 phút tại nhà.

KẾ HOẠCH
DẠY NHẢY CAO - CẦU LÔNG - CHẠY BỀN
 TUẦN 16 - TIẾT 31-32

 

I/ NHẢY CAO

(Luyện tập nhảy cao kiểu “nằm nghiêng”.)

Hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao kiểu “nằm nghiêng”:

1/ Chạy đà.

2/ Giậm nhảy.

3/ Trên không.

4/ Tiếp đất.

* Chạy đà:

* Giậm nhảy.

* Trên không-tiếp đất:

II. CẦU LÔNG (tiếp theo):

- Ôn Kỹ thuật phát cầu cao sâu thuận tay.

- Ôn Kỹ thuật phát cầu thấp gần thuận tay.
- Ôn Kỹ thuật phát cầu lông trái tay thấp gần. 
- Ôn Kỹ thuật phát cầu lông trái tay cao.
 
- Ôn Đánh cầu thấp thuận tay.
- Ôn Đánh cầu thấp trái tay.

- Ôn Kỹ thuật lốp cầu.

- Luật Cầu lông.

* Ôn Kỹ thuật phát cầu cao sâu thuận tay.

* Ôn Kỹ thuật phát cầu thuận tay thấp gần.

Description: CL16

* Ôn Kỹ thuật phát cầu lông trái tay thấp gần.

Description: th (3)

 

* Ôn Kỹ thuật phát cầu lông trái tay cao. 

* Ôn Đánh cầu thấp thuận tay.

* Ôn Đánh cầu thấp trái tay.

* Ôn Kỹ thuật lốp cầu.

* Luật Cầu lông:

1. Đấu đơn, đôi và đôi nam nữ:

- Vận động viên thi đấu (VĐV): Là bất kỳ ai đăng ký và tham gia thi đấu

- Một trận đấu cầu lông: Diễn ra giữa hai đội, mỗi đội có từ 1 tới 2 người tham gia thi đấu, xem đội nào sẽ giành chiến thắng.

- Đấu đơn: Trận đấu diễn ra giữa hai đội mỗi đội cử ra 1 VĐV để thi đấu, chia làm hai loại là đơn nam và đơn nữ

- Đấu đôi: Trận thi đấu giữa hai đội mỗi đội có hai người, có thể là đôi nam, đôi nữ hoặc đôi nam nữ.

- Đội phát cầu: Chỉ đội có quyền giao cầu trước

- Đội nhận cầu: Bên đỡ đường cầu của đội phát cầu đánh tới.

- Một pha cầu: Là một loạt những cú đánh từ 2 đội cho tới khi cầu rơi xuống đất và trọng tài ra hiệu tính điểm cho đội thắng. 

2. Bốc thăm chọn sân và quyền phát cầu trong luật đánh cầu lông:

- Việc ra quyết định bên nào được nhận sân trước và bên nào giao cầu trước sẽ được trọng tài chọn lựa bằng cách tung đồng xu.

- Bên nào thắng sẽ có quyền phát cầu trước và được chọn sân.

- Bên còn lại tất nhiên sẽ có lựa chọn còn lại.

- Đây chỉ là cách phân định một cách công tâm trong thi đấu chứ không hoàn toàn là một ưu thế cho bên nào cả, vì mọi điều kiện thi đấu hầu như không có gì khác nhau, hơn nữa 2 VĐV sẽ đổi sân khi đã thi đấu hết một hiệp.

3. Cách tính điểm trong luật thi đấu cầu lông:

- Thể thức chung trong trong luật thi đấu cầu lông là một trận đấu diễn ra trong 3 hiệp tính theo quy định đội nào thắng 2 hiệp thì đội đó giành chiến thắng chung cuộc.

 a. Bên giành chiến thắng trong một hiệp là bên giành được điểm số 21 trước (trường hợp ngoại lệ c và d)

 b. Một điểm sẽ được tính cho bên giành chiến thắng trong một pha cầu. Một bên sẽ có được 1 điểm khi bên phía đối phương phạm lỗi hoặc đánh cầu ngoài.

 c. Trong trường hợp tỉ số 20-20 thì đội nào dẫn cách biệt 2 điểm trước sẽ là đội giành chiến thắng trong hiệp đấu đó.

 d. Trong trường hợp 2 đội đánh tới số điểm 29-29 thì đội nào ghi điểm số 30 trước đội đó sẽ giành chiến thắng.

 e. Đội nào thắng trong ván gần nhất sẽ được giao cầu trong hiệp đấu tiếp theo.

4. Luật đổi sân trong cầu lông:

- Hai đội trong quá trình thi đấu sẽ đổi sân khi:

- Hiệp đấu đầu tiên kết thúc

- Hiệp đấu thứ 2 kết thúc và sẽ tiếp tục thi đấu thêm hiệp đấu cuối hiệp đấu thứ 3

- Hiệp đấu thứ 3 diễn ra và có một đội đạt được số điểm 11 thì hai đội cũng sẽ đổi sân thi đấu.

- Có một trường hợp khá hi hữu là khi kết thúc một hiệp đấu mà 2 đội chưa đổi sân, khi phát hiện ra và khi bóng chết trọng tài sẽ cho tạm dừng trận đấu, để 2 bên đổi sân, và kết quả của hiệp đấu dang dở sẽ được giữ nguyên để tính tiếp.

5. Luật phát cầu lông đơn và cầu lông đôi:

- Trong một trận cầu A, B VS C,D ban đầu A phát cầu cho C và bên A,B thắng tình huống cầu đó thì lượt sau, A và B sẽ đổi chỗ và A giao cầu cho D tỉ số là 1-0 cho bên A,B.

- Tiếp theo nếu như bên C,D thắng thì hai bên giữ nguyên vị trí và D giao cầu cho A tỉ số là 1-1.

- Tiếp đến nếu bên A,B thắng với tỉ số 2-1 thì các bên giữ nguyên vị trí và B giao cầu cho C.

6. Quy định trong luật cầu lông đơn:

aQuy định về ô giao và nhận cầu:
- Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên phải tương ứng của mình khi người giao cầu chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó.
- Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên trái tương ứng của mình khi người giao cầu ghi được điểm lẻ trong ván đó.

bCách một pha cầu diễn ra:
          Một pha cầu được diễn ra khi các VĐV liên tục đánh cầu qua lại, pha cầu đó chỉ kết thúc khi cầu ngoài sân, hay vì lý do nào đó mà trọng tài quyết định dừng trận đấu.

cQuy định về ghi điểm trong luật cầu lông:

- Khi người giao cầu thắng trong lượt phát cầu của mình, thì VĐV đó đã ghi được một điểm và có quyền phát cầu lần nữa ở ô còn lại.
- Ngược lại khi người nhận giành chiến thắng thì, người nhận cầu sẽ ghi được 1 điểm và là người phát cầu ở ngay vòng sau.

III. CHẠY BỀN (tiếp theo):

- Ôn chạy tại chỗ 4 phút = chạy 4 vòng sân trường (Nữ).

- Ôn chạy tại chỗ 6 phút = chạy 6 vòng sân trường (Nam).

Description: chạy bộ quá nhiều