HỌC SINH TỰ HỌC
MÔN ĐỊA KHỐI 12
từ ngày 06/9 – 18/9/ 2021
(Đối với học sinh không thể học tập trực tuyến)
Bài 1:
HS trả lời các câu hỏi:
1. Cho biết bối cảnh của nước ta trước khi đổi mới?
- Nêu 1 số hậu quả chiến tranh ở nước ta?
2. Dựa vào SGK và hiểu biết bản thân hãy nêu một số thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta?
3. Xu hướng toàn cầu hoá cuối TK XX có tác động ntn đến nước ta?
- Nêu những chứng minh cụ thể về công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta?
4. Nêu thuận lợi và khó khăn khi hội nhậpTG và KV?
- Nêu một vài thành tựu đạt được?
5. Hãy nêu một số định hướng chính để phát triển KTXH ở nước ta?
*KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Nội dung 1: Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế-xã hội.
. Bối cảnh
* Trong nước:
- 30/4/1975 thống nhất đất nước => cả nước tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và phát triển đất nước.
- Nước ta đi lên từ nước nghèo nàn, lạc hậu, hậu quả chiến tranh nặng nề.
* Thế giới:
- Xu thế quốc tế hoá nền KT TG, buộc các nước phải mở rộng quan hệ hợp tác.
- Sự tiến bộ của KHKT làm cho năng suất lao động ngày càng tăng lên, sức phát triển của nền sản xuất tăng lên.
Các nước XHCN trên TG, trên con đường xây dựng phát triển nền KT cũng mắc phải những sai lầm, khuyết điểm nhưng họ đã đổi mới của tổ thành công (TQ).
àBối cảnh trong nước và quốc tế cuối những năm 70, đầu thập kỷ 80 phức tạp.
=> Thời gian dài Việt Nam lâm vào khủng hoảng:
b. Diễn biến:
- Năm 1979 manh nha thực hiện
- Năm 1986 (ĐH Đảng VI) định hình phát triển 3 xu hướng:
+ Dân chủ hoá nền kinh tế – xã hội.
+ Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
+ Tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế.
c. Thành tựu:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã khá cao:
- Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. tỷ trọng nông nghịêp giảm, CN và DV tăng (đặc biệt CN tăng nhanh).
- Đời sống của nhân dân được cải thiện.
à Nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài.
Nội dung 2: Nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế - 15'
a. Biều hiện:
- TG:
+ Xu hướng toàn cầu hoá là tất yếu trong phát triển kinh tế xã hội.
+ Đẩy mạnh hợp tác khu vực.
- VN: Phát triển theo xu hướng TG và KV
(+ 7/1995 là thành viên ASEAN.
+ Ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tếvới EU (7 - 1995),
+ 11/1998 Tham gia diễn đàn hợp tác Châu á - TBD…
+ 7/1/2007 là thành viên WTO….)
è Việt Nam đã và đang từng bước vững chắc hội nhập sâu rộngvào nền kinh tế khu vực và thế giới
b. Thành tựu:
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài:
+ Hỗ trợ phát triển chính thức(ODK)
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Tăng mạnh
+ Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, KH, kĩ thuật, bảo vệ MT
- Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, XK lúa gạo.
Nội dung 3: Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới
Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xoá đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền KT thị trường.
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với nền kinh tế tri thức.
- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường
- Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục.