Trường THPT Thạnh Lộc

Thông tin - Tin tức

Đáp án môn văn khối 11

Đáp án môn văn khối 11

Administrator
Học kỳ I năm học 2013 - 2014

ĐÁP ÁN VĂN 11

I.    Lý thuyết:

1.   Phong cách nghệ thuật Nam Cao:

-       Đề cao con người tư tưởng, tìm vào nội tâm, đi sâu vào thế giới tinh thần của con người → Viết theo kết cấu tâm lý, Có biệt tài diễn tả tâm lý nhân vật (0.5đ)

-       Viết về cái nhỏ nhặt mà đặt ra những vấn đề có ý nghĩa XH lớn lao. (0.25đ)

-       Giọng điệu riêng: lạnh lung, dửng dưng mà buồn thương da diết (0.25đ)

2.   Ngôn ngữ báo chí có 3 đặc trưng cơ bản: tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn, tính sinh động hấp dẫn (0.5đ)

Các đặc trưng đó được thể hiện ở những phương tiện diễn đạt đảm bảo chức năng thông tin của báo chí và tạo nên phong cách ngôn ngữ báo chí (0.5đ)

II.           Nghị luận xã hội: Bài viết cần nêu được một số luận điểm sau:

1.   Giải thích: Thế nào là lòng tự trọng →  Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Đó là luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

2.   Biểu hiện của lòng tự trọng? →Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác. “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “ Đói cho sạch, rách cho thơm”... HS có long tự trọng không quay cóp trong thi cử, và người có lòng tự trọng biết xấu hổ khi lỡ xảy ra điều gì sai trái và có ý thức sửa chữa đến cùng. Nói rộng ra, người có lòng tự trọng cũng không bao giờ mua chức, bán danh hoặc luồn cúi trước uy quyền để cầu cạnh, tư lợi.

3.   Ý nghĩa, vai trò của long tự trọng trong cuộc sống? à Người có lòng tự trọng luôn được kính trọng, nể phục, và khiến những người xấu phải kiêng dè, sợ hãi... Lòng tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao uy tín cá nhân và nhận được sự quí trọng của mọi người xung quanh”.

4.   Xã hội hiện nay, có nhiều sự việc diễn ra khiến chúng ta phải xấu hổ, và gióng lên một hồi chuông cảnh báo về đức tính tự trọng của con người: “hôi” bia, “hôi” của, tranh giành, giẫm đạp lên nhau chỉ vì miếng ăn, và sẵn sàng đấu đá, chém giết lẫn nhau chỉ vì những thứ phù du, nhỏ nhặt, rồi mua danh, bán lợi... Con người với lòng tham vô đáy đã giẫm đạp lên mọi giá trị thuần phong mỹ tục, làm đảo lộn tất cả những giá trị nhân văn từ ngàn đời của dân tộc.

5.   Gia đình có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, nhân phẩm cho con em. Tiếp liền với giáo dục gia đình là giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Ba môi trường giáo dục này có trong sáng, lành mạnh và có phương pháp giáo dục tốt thì mỗi người mới có lòng tự trọng, mới có những phẩm cách tốt đẹp. Tuy nhiên, bản thân mỗi người cũng phải biết tự giáo dục mình, tự điều chỉnh hành vi của mình theo truyền thống đạo lý dân tộc và lối sống văn minh mới có thể đạt tới cái Chân - Thiện - Mỹ.

 

Bài viết đủ ý, văn phong lưu loát, nhiều dẫn chứng chính xác: 2 – 3đ

Bài viết tạm được, sai chính tả: 1 – 1.75đ

Viết lan man, sai chính tả nhiều: 0 – 0.75đ

không chia bố cục 3 phần: tối đa 0.5đ

 

III.  Tập làm văn:

-       Bài viết cần phải khắc họa dược bức tranh tối tăm, nghèo khổ của một phố huyện nghèo trước cách mạng. Và trong bối cảnh ấy, có những kiếp người tàn tạ, lay lắt, quẩn quanh và bế tắc trong một cuộc đời nghèo khó, cơ cực.

-       Cảm nhận được tình cảm xót thương và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một tương lai tươi sang hơn (ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu...).

-       Thấy được nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của TL qua một truyện ngắn trữ tình.

Bài viết đủ ý, hiểu bài, văn có cảm xúc, không sai chính tả: 3.5 – 5đ

Bài viết tạm, hiểu bài, không sai chính tả: 2 – 3.25đ

Bài viết sơ sài, sai chính tả nhiều:  1 – 1.75đ

Viết lan man, không học, không hiểu bài: 0 – 0.75đ