Trường THPT Thạnh Lộc

Giới thiệu

ĐÁP ÁN KỲ THI HKII - MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 11

Administrator
Năm học 2014 - 2015

 

I. Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)

CÂU 1: (1đ)

  1. Xác định nội dung chính: (0.5đ)

HS có thể trình bày theo nhiều cách hiểu, miễn là lý giải hợp lý.

Gợi ý: Đoạn thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên thanh bình, man mác buồn trong một buổi chiều mùa xuân.

 

  1. Xác định biện pháp nghệ thuật (0.5đ): Nhân hóa, liệt kê, từ láy…

HS nêu được 2 biện pháp nghệ thuật: 0.5đ

Nêu 1 biện pháp: 0.25đ

 

CÂU 2: (1đ)

Hs cần trình bày được những nét cơ bản về tác giả Puskin:

 

  • Pu-skin (1799-1837), “Mặt trời của thi ca Nga”, là nhà thơ vĩ đại, “có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga”. (0.25đ)
  • Các sang tác của Pu-skin thể hiện tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu. (0.25đ)
  • Văn chương của Pu-skin luôn là một tiếng nói Nga trong sang, thuần khiết.(0,25đ)
  • Tác phẩm chính: HS chỉ cần nêu được 3 tác phẩm bất kỳ (gợi ý: Ngưới tù cap-ca-dơ, Cô tiểu thư nông dân, Con đầm bích…)(0.25đ)

Nếu hs chỉ kể tên 1 hoặc 2 tác phẩm: 0đ

 

CÂU 3:

Hàn Mặc Tử và bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

 

  1. (0.5đ Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) tên khai sinh Nguyễn Trọng Trí, quê ở tỉnh Quảng Bình.
  • Cuộc đời nhiều bi thương nhưng là nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới.
  • Thơ HMT phức tạp và đầy bí ẩn, chứa đựng một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.
  • Tác phẩm chính: HS chỉ cần nêu được 3 tác phẩm. Gợi ý: Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý…

HS thiếu 2 ý: - 0.25đ

Thiếu 1 ý vẫn trọn 0.5đ

  1. HS chỉ cần nêu được hoàn cảnh sáng tác hoặc nội dung chính của bài.
  • Gợi ý: Hoàn cảnh sang tác: được sang tác năm 1938, in trong tập “Thơ điên”, được gợi cảm hứng từ mối tình của HMT với một cô gái quê ở Vĩ Dạ.
  • Nội dung chính: Bức tranh phong cảnh thiên nhiên xứ Huế, đồng thời thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn của nhà thơ.

Hs chỉ cần nêu 1 trong 2 ý:  0.5đ

 

 II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: (3đ)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

 - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái độ/quan điểm đối với công việc của bản thân và những người xung quanh.

- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.

 - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

 c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):

- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

 

+ Giải thích ý kiến để thấy được:

  • “Dĩ hòa vi quý”: là một thành ngữ cổ, miêu tả cách sống hòa thuận, hòa hợp, hòa hoãn… để sống và coi nó là một điều trân trọng.
  • Nhưng “dĩ hòa vi quý” để “cốt lấy lòng người, không ai ghét bỏ” lại chủ yếu nhằm vào ý hòa hoãn, thỏa hiệp để tồn tại, miễn có lợi cho mình, và vì thế, tư tưởng này cần phải phê phán.

+ Phân tích và chứng minh bày tỏ sự phê phán đối với phương châm sống đó.

  • Gợi ý:  tại sao lại nói như vậy?

(gợi ý: trong xã hội hiện nay, với cuộc sống hiện đại đòi hỏi con người phải có trình độ, có hiểu biết, và đặc biệt, phải có sự cống hiến cho xã hội và cộng đồng. Vì thế, để phát triển, phải có va chạm, cọ xát, và lối sống này làm chậm quá trình phát triển.)

 

  • Biểu hiện?

(Gợi ý: sống thu mình, khép kín, an phận, không dám đưa ra ý kiến dù không đồng tình, dẫn đến tự ti, hèn nhát, chấp nhận thỏa hiệp với cả cái xấu và cái ác, nhắm mắt làm ngơ trước mọi vấn đề…)

 

  • Tác hại của lối sống đó?

(Gợi ý: Làm con người ta càng ngày càng tự ti, hèn nhát, không bao giờ có chính kiến riêng. Trước những con người này, cái xấu cái ác có điều kiện lộng hành và phát triển…

Để làm vừa lòng người, họ sẵn sàng chấp nhận những hành vi thấp hèn, kể cả tiếp tay cho cái xấu, dẫn đến bản thân họ sẽ đi ngược lại mong muốn của họ, và họ trở thành một phần của cái xấu.)

(kèm dẫn chứng thuyết phục)

+ Bình luận

  • Phê phán thái độ sống tiêu cực, thỏa hiệp, nhỏ bé, tự ti, sợ hãi trong mọi tình huống…
  • Ca ngợi cách sống mạnh mẽ, có lập trường, có quan đểm chính kiến đúng đắn, và dám mạnh dạn bảo vệ chính nghĩa, công lý.

+ Liên hệ bản thân: rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh.

- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.

 - Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

 - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

 d) Sáng tạo (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

 III. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:

 * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

 a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

 - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

 - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

 b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên chiều tối và tâm hồn nhà thơ.

 - Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.

- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

 c) Phân tích:

Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):

- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

 + Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

+ HS làm rõ các ý cơ bản sau:

- Bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống buổi chiều tối nơi núi rừng:

- Ở hai câu đầu: bức tranh thiên nhiên chân thực, được khắc họa bằng vài nét chấm phá: có chim bay, mây trôi lững lờ. Cảnh chiều muộn, buồn, nhưng trong bức tranh có cái tình của tác giả, thiên nhiên luôn được an ủi, thoải mái, tự do, tuy đối lập với hoàn cảnh của tác giả nhưng thiên nhiên vẫn đẹp – thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả.

Nghệ thuật: sử dụng bút pháp cổ điển, nghệ thuật chấm phá của thơ Đường, nói ít hiểu nhiều, tả cảnh ngụ tình, lấy động tả tĩnh…

- Ở hai câu sau: Bức tranh cuộc sống con người – tư tưởng quan điểm của tác giả.

Trọng tâm là hình ảnh con người lao động, tuy cuộc sống cơ cực vất vả, nhưng lại trẻ trung đầy sức sống. Đặc biệt, hình ảnh lò than đỏ trong đêm tối giữa rừng có những giá trị mang tính biểu tượng.

+ Gợi lên cuộc sống đời thường ấm áp (niềm mơ ước của người tù)

+ Biểu tượng cho con đường cách mạng , tuy gian khổ nhưng kết thúc thắng lợi.

+ Thể hiện quan điểm hướng về người lao động của nhà cách mạng Hồ Chí Minh.

+ Tinh thần lạc quan (hoàn cảnh lao tù nhưng vẫn nhìn thấy tương lai tươi sang, đêm tối không còn lạnh lẽo nữa, vì thế, màu đỏ (“hồng”) chính là “nhãn tự” của bài thơ, làm bừng sáng bài thơ, và bức tranh trở nên có hồn và có sự sống.

Nghệ thuật: điệp ngữ bắc cầu, tứ thơ vận động hướng tới sự sống và ánh sang, hình ảnh thơ cổ điển nhưng mang tinh thần hiện đại…..

 

- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.

 - Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

 - Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

 - Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

 - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d) Sáng tạo (0,5 điểm)

 - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.