Trường THPT Thạnh Lộc

Giới thiệu

ĐÁP ÁN KỲ THI HKII - MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 10

Administrator
Năm học 2014 - 2015

I. Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)

CÂU 1: (1đ)

Các sáng tác chính của Nguyễn Du: HS cần nêu được 2 mảng sáng tác của Nguyễn Du, bao gồm sáng tác chữ Nôm (0.5đ) và chữ Hán(0.5đ).(kể ít nhất mỗi thể loại 2 tác phẩm tiêu biểu)

Trả lời đầy đủ, Hs được 1đ. Thiếu 1 tác phẩm – 0.25đ

CÂU 2: (2đ)

Các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó.

+ Ẩn dụ: Hình ảnh con cò (0.25đ)

  • Tác dụng: Đoạn thơ thể hiện tình cảm mẹ con.(0.25đ)

+ Điệp cấu trúc: Dù ở…Dù ở…(0.25đ)

  • Tác dụng: Khẳng định, tô đậm tình mẹ đối với con.(0.25đ)

+ Tiểu đối: Lên rừng xuống bể, gần - xa(0.25đ)

  • Tác dụng: Dù ở hoàn cảnh nào thì tình cảm của người mẹ vẫn không bao giờ thay đổi. (0.25đ)

+ Nhân hóa: Cò sẽ tìm con, cò mãi yêu con(0.25đ)

  • Tác dụng: làm câu thơ bộc lộ cảm xúc gần gũi, sâu sắc, cụ thể. (0.25đ)

 II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: (3đ)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

 - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:  vấn nạn đối với nhà trường, gia đình và xã hội, mà hs cần phải lên án, phải có thái độ quyết liệt ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường.

- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.

 - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

 c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):

- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

+ Giải thích ý kiến để thấy được:

  • “Bạo lực học đường” là sử dụng ngôn ngữ, hành động, thái độ… nhằm tác động xấu tới bạn bè và những người xung quanh.

+ Thực trạng và biểu hiện:

  • Thực trạng: vấn đề bạo lực học đường xuất hiện ngày càng nhiều, phổ biến ở các trường học, gây nhức nhối  trong gia đình, nhà trường và xã hội.
  • Các biểu hiện của bạo lực học đường: xúc phạm, đe dọa, trấn áp, khủng bố, đánh nhau, dùng vũ lực, công cụ, làm tổn hại đến thể chất và tinh thần đối với bạn…

+ Nguyên nhân:

  • Do bất đồng, xích mích: quan điểm, tình cảm…
  • Chứng tỏ bản thân, muốn khẳng định mình
  • Do thiếu sự quan tâm, sống trong môi trường bạo lực, không có tình thương, bị bạn bè lôi kéo, rủ rê…

+Hậu quả:

  • Tổn hại về thể chất và tinh thần
  • Ảnh hưởng tới nhân cách
  • Bị bạn bè xa lánh, tẩy chay…
  • Bị kỷ luật, đuổi học…
  • Là mầm mống của tội ác sau này

+Giải pháp:

  • Bản thân phải tự ý thức đây là một hành động xấu, ảnh hưởng không chỉ tới bản thân, mà còn liên lụy đến gia đình, nhà trường và xã hội.
  • Gia đình cần phải có sự quan tâm, giáo dục về mặt nhân cách.
  • Nhà trường, địa phương, chính quyền cần phải có những biện pháp thiết thực, cụ thể, chặt chẽ đối với những hs có hành vi bạo lực…

- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.

 - Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

 - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

Lưu ý: Nếu chỉ viết đoạn văn thì tối đa 0.5đ

 d) Sáng tạo (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

 III. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:

 * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

 - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

 - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

 b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kịch của Kiều qua đoạn trích.

Nắm vững nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật.

- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.

- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

 c) Phân tích: Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):

- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

 + Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

+ HS làm rõ các ý cơ bản sau:

  • Nêu được vị trí và nội dung đoạn trích.
  • Tâm trạng của Kiều khi trao duyên: sự đau đớn, dằn vặt, lời cầu khẩn thiết tha, hy vọng, van xin Thúy Vân hãy thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
  • Thái độ biết ơn trước sự hy sinh cao cả của Thúy Vân.
  • Sự giằng xé giữa lý trí và tình cảm.
  • Sự trân trọng của tác giả đối với tình yêu của Thúy Kiều và coi nó như một vấn đề trọng đại.
  • Kết thúc đoạn thơ là lời khẳng định, niềm tự hào, sự an ủi và lòng biết ơn sâu sắc của Thúy Kiều dành cho Thúy Vân vì đã cùng mình san sẻ trách nhiệm, nghĩa vụ.

Nghệ thuật: Thể thơ lục bát chậm rãi, nhẹ nhàng, thích hợp để diễn tả tâm trạng.

Nghệ thuật miêu tả tâm lý tinh tế, sâu sắc, chân thực, độc thoại khéo léo, lựa chọn ngôn ngữ tài tình…

- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.

 - Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

 - Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

 - Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

 - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d) Sáng tạo (0,5 điểm)

 - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.