ĐÁP ÁN VĂN KHỐI 12
Câu 1 : đọc hiểu ( 2đ)
( HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách nhưng toát được tinh thần của ý thơ )
Yêu cầu: đúng 3 biện pháp được và nêu được tác dụng 1đ ; nếu chỉ nói được 1 biện pháp thì 0,5đ
Câu 2 :NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ( 3Đ)
A. Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng trong đời sống.
- Đáp ứng các yêu cầu về văn phong.
- Bố cục chặt chẽ, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp.
- Hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ rõ, bài sạch.
B. Yêu cầu về kiến thức
- Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách, miễn sao hợp lí và thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý về nội dung:
- HS cảm nhận được đây là 3 vấn đề rất quan trọng mà ta thường bỏ qua , nhưng khi đã trôi qua ta lại hối tiếc. dù có hối tiếc thì mọi cái đã muộn màng.
- HS lấy dẫn chứng từ thực tế bản thân và những điều xảy ra trong cuộc sống để minh chứng cho nhận định của mình và rút ra bài học cho bản thân.
LƯU Ý: chấp nhận, bài văn có những tư tưởng khác nhau kể cả đối lập nhưng phải có sức thuyết phục và minh chứng xác đáng.
Câu 3 . NGHỊ LUẬN VĂN HỌC ( 5đ)
Phân tích nhân vật “Người vợ nhặt” trong truyện ngắn “ Vợ nhặt” của Kim Lân
( SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXBGD)
A. Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học , kĩ năng phân tích nhân vật trong truyện ngắn
- Bố cục mạch lạc, văn viết đúng phong cách.
- Hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ viết cẩn thận, bài làm sạch sẽ.
B. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “ Vợ nhặt” , HS có thể trình bày bài viết theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau :
* VỀ NỘI DUNG
* Người vợ nhặt là nạn nhân của nạn đói
* ĐÁNH GIÁ CHUNG :
- Nội dung: + giá trị hiện thực, tố cáo tội ác của thực dân Pháp và Phát xít Nhật đã đẩy nhân dân ta vào tình cảnh đói kém
+ Giá trị nhân đạo: trong hoàn cảnh đói kém ,chết choc người dân vẫn cưu mang nhau, thắm tình nhân ái.
- Nghệ thuật:
+ xây dựng nhân vật, phân tích tâm lí nhân vật, xây dựng bối cảnh nạn đói 1945.
+ Nhân vật được đặt trong tình huống truyện độc đáo
+ Diễn biến tâm lý được miêu tả chân thực, tinh tế
+Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, phù hợp với tính cách nhân vật