Trường THPT Thạnh Lộc

Giới thiệu

ĐÁP ÁN HỌC KỲ II MÔN VĂN KHỐI 12

Administrator
I. Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)

CÂU 1:

a. (0.25đ) Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh Đoàn quân vẫn đi vội vã; bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa Hs ghi lại đúng 2 câu thơ (có thể ghi 1 câu)

Điểm 0 nếu ghi câu khác hoặc không trả lời.

 (0.25đ) Thí sinh có thể liên hệ với hình ảnh trong bài thơ khác nhau, ví dụ bài Việt Bắc (Quân đi điệp điệp trùng trùng. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan/ hoặc “Đêm đêm rầm rập như là đất rung) Điểm 0 nếu trả lời sai hoặc không trả lời

 

b. (0.5đ) Hs có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, miễn là thể hiện được hình ảnh người em gái tiền phương về tư thế, về tấm lòng, về khát vọng…

            Gợi ý: Hình ảnh “em gái tiền phương”: nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió nhưng lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi vai áo bạc, quàng súng trường - như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ ….

 (0.25đ) Hs có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, miễn là thể hiện được vai trò của người phụ nữ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Gợi ý: Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân –“em gái tiền phương”, nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ.

c. (0,25đ) Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi  tất yếu của dân tộc. điều đó được thể hiện qua câu thơ Chào em, em gái tiền phương. Hẹn gặp nhé, giữa Sài gòn.  Điểm 0 nếu trả lời sai hoặc không trả lời.

 d. (0.25đ) Không khí sử thi: Khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc. Trên nền của bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, và những đoàn quân hành quân vội vã kéo dài không dứt là hình ảnh của em gái tiền phương gan dạ, dũng cảm 

 (0.25đ) Cảm hứng lãng mạn: vẻ đẹp của thiên nhiên rừng Trường Sơn; vẻ đẹp của người con gái trẻ trung, tươi tắn; niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến.

CÂU 2:

  1. 0.25đ:  HS trả lời chính xác đoạn văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học

 

Điểm 0 nếu trả lời sai hoặc không trả lời.

  1. (0.25đ) HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau

Gợi ý: Tác hại của chất Nicotin trong thuốc lá

  1. (0.5đ) hs nêu được nhận thức của riêng bản thân về tác hại của thuốc lá (không được trùng với nội dung đã cho trong văn bản)

- Đoạn văn bản đòi hỏi chính xác về chính tả, ngữ pháp và sự liên kết giữa các câu.

- Nếu mắc những lỗi trên, điểm trừ từ 0.25 cho đến 0.5 đ

 

II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: (3đ)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

 - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái độ/quan điểm đối với công việc của bản thân và những người xung quanh.

- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.

- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

 c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):

- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

 

+ Giải thích ý kiến để thấy được: Thái độ sống tích cực, vui tươi, yêu đời, luôn tin tưởng vào bản thân và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

  • Không nên nhìn cuộc đời một cách tiêu cực, sầu não, buồn bã, mất niềm tin vào bản thân và cuộc sống.

+ Phân tích và chứng minh tính đúng đắn của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

  • Gợi ý:  tại sao lại nói như vậy?
  • Biểu hiện của người lạc quan và bi quan?
  • Tác dụng và tác hại của hai lối sống đó?

(kèm dẫn chứng thuyết phục)

+ Bình luận

  • Khẳng định tính đúng đắn của nhận định trên
  • Tuyên dương những người có thái độ sống tích cực, vượt lên hoàn cảnh.
  • Phê phán thái độ sống tiêu cực, chán nản trước cuộc sống, sợ hãi trong mọi tình huống…

+ Liên hệ bản thân: rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh.

- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.

 - Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

 - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

 d) Sáng tạo (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

 III. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:

 * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

 a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

 - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

 - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

 b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa thực và ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cây xà nu.

 - Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.

- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

 c) Phân tích:

Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):

- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

 + Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

+ Phân tích ý nghĩa thực và biểu tượng của cây xà nu:

-Ý nghĩa thực: cây xà nu là một loài cây tiêu biểu cho đất rừng Tây Nguyên, gắn bó với cuộc sống của người dân Tây Nguyên.

Đó cũng là một loài cây có sức sống bền bỉ, mãnh liệt, cho dù phải sống trong sự hủy diệt tàn bạo của kẻ thù.

- Ý nghĩa tượng trưng: Tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, sự kiên cường bất khuất, khát vọng tự do của nhân dân Tây Nguyên nói riêng và của cả dân tộc VN nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Là biểu hiện cho sự nối tiếp của các thế hệ trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

 

- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.

 - Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

 - Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

 - Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

 - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d) Sáng tạo (0,5 điểm)

 - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

 e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.